Người
phụ-nữ VN trong cuộc chiến VN.
Tác-giả:
Xuân-Lương
Từ trước
đến nay chúng ta thường ca ngợi lòng dũng-cảm
của các chiến-sĩ trong QLVNCH, chúng ta nói đến
những gian-lao, nguy-hiểm của họ trong cuộc
chiến bảo-vệ sự tự-do, sự sung-túc cho nhân-dân
Miền Nam VN. Họ chiến-đấu gian-lao để
cho đồng-bào của họ được hạnh-phúc,
theo đúng câu phương-châm AN-CƯ
TƯ-NGUY. Chúng ta thương-cảm
cho những hy-sinh của họ. Thương cảm
cho tuổi trẻ của họ đã trôi theo thời-gian
trên những chiến-trường đẫm máu; nhưng
ít có ai nghĩ đến những sự hy-sinh, những
sự chịu-đựng, những nỗi đớn-đau
của người phụ-nữ VN trong cuộc
chiến đó.
Mỗi khi các người con của những bà mẹ già, người chồng của những thiếu-phu đang xuân, người cha của những đứa trẻ thơ vô tội giã-từ người thân để ra trận, các bạn có biết bao nhiêu giọt lệ đã âm-thầm đổ xuống qua những nụ cười gượng gạo, qua những lời khích-lệ người đi !!! Các bạn có biết những người phu-nữ VN ấy đã dấu nén nỗi buồn ly-biệt để không làm bận lòng kẻ chinh-phu !!! Rồi với những năm tháng dài đợi chờ, người phụ-nữ VN theo dõi bước người đi, lo sợ cho chồng, cho con, cho cha gặp phải những hiểm-nguy ngoài chiến-tuyến. Họ nguyện cầu hằng đêm cho kẻ ở sa-trường gặp được nhiều may mắn, an-lành.
Họ hồi-hộp
theo dõi tình-hình
chiến-sự. Họ nơm-nớp lo-sợ khi nhận
được điện-tín từ tiền-tuyến
gời về. Họ không biết trong tờ giấy
ấy sẽ báo cho họ biết điều gì? :
‘‘thân-nhân của họ đã bị thương hoặc
đã hy-sinh ngoài chiến-địa?’’
Dù thế nào đi chăng nữa, thì tờ giấy
ấy cũng mang đến hung-tin chứ không bao giờ là
hỷ-tín!!!
Họ cũng là con người, có tình-cảm, có những đòi-hỏi bức-xúc của độ xuân-thì.
Người
đi xây dựng cơ-đồ,
Người(*) về trồng cỏ nấm mồ thanh-xuân. (NB)
Các bạn có nghĩ đến những nhung-nhớ của một bà mẹ hướng về đứa con yêu ngoài chiến-tuyến? Các bạn có nghĩ đến sự trằn-trọc, lo lắng của người chinh-phụ trong những đêm dài lạnh-lẽo nhớ đến kẻ chinh-phu?
Người
đi khoác áo phong-trần,
Người(*) về may áo liệm dần nhớ thương. (NB)
Các bạn có thương hại cho những trẻ thơ ngày ngày mong ngóng cha về để đưa bé đi chơi?
Trong cuộc sống, họ phải chống chọi với rất nhiều nghịch cảnh. Họ đã chống lại biết bao cám-dỗ để giữ vẹn lòng chung-thủy với người đang chiến-đấu ở phương xa. Họ đã thay chồng nuôi con, những người đàn bà ấy đã thay chồng săn-sóc mẹ già với vẹn tròn bổn-phận của một người dâu thảo.
Ngọt bùi thiếp đã hiếu-nam,
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ-thân
(Chinh Phụ Ngâm)
Có đau thương nào bằng nỗi đau thương của những người mẹ trẻ quấn vội lên đầu những đứa con của mình một mảnh khăn sô? Có nỗi buồn nào bằng cái buồn của một thiếu-phụ trẻ tuổi trên đầu đang quấn chiếc khăn tang? Có xót-xa nào bằng nỗi xót-xa của cái cảnh lá vàng đang khóc lá xanh rơi? Chúng ta đang nói đến những đau buồn, mất mát và hy-sinh của những người phụ-nữ Việt-nam trong cuộc chiến. Chiến cuộc tàn, những người còn may mắn đón nhận ngày trở về của người thân, lại phải chịu đựng những gian-truân khác, khi chồng con của họ, những người đã vì dân chống lại bọn Cộng-sản độc-tài miền Bắc nay đã sa-cơ!!, đã bị bọn Cộng-sản tàn-ác trả thù một cách dã-man! Những người chiến-sĩ ấy đã bị chúng nhốt trong những trại tù cải-tạo khổ-sai. Những người thất-thế đã bị bắt-buộc làm việc nặng-nhọc, bị bỏ đói, bỏ khát trong suốt quãng đời tù-tội; nhiều khi họ còn bị đánh đập chết đi sống lại bởi những trận đòn thù . Người phụ-nữ Việt-nam lại phải tảo-tần, bương chải kiếm tiền nuôi bầy trẻ thơ nhỏ dại, và nuôi chồng trong chốn lao-tù! Đó là chúng ta chưa kể đến những vị nữ-quân-nhân trong QLVNCH, họ cũng đã cùng chung số-phận với những người đồng-đội nam-nhân của họ. Họ cũng bị bỏ đói khát, cũng phải lao-động khổ sai, họ cũng bị đọa-đày như những chiến-sĩ VNCH bị gãy súng vào ngày 30 tháng tư uất-hận; ngày 30 tháng tư đen tối cho toàn dân-tộc Việt-nam.
Ôi đau thương
và đau thương cho người phụ-nữ
Việt-nam trong cuộc chiến chống Cộng vừa
qua!! Họ đã âm-thầm
hy-sinh quá nhiều cho cuộc chiến. Vậy mà những
người phụ-nữ Việt-nam đó ít được
người biết tới và nghĩ tới!
Tuy nhiên; những tổ-chức chuyên nghiên-cứu
về phụ-nữ trên thế-giới ở
ngoại-quốc đã nhìn thấy những đức-tính
của người phụ-nữ Việt-nam như: Can-đảm,
chịu-đựng, thủy-chung, hy-sinh, và nhiều tánh
tốt khác nữa. Họ đã đánh-giá cao và tỏ lòng
tôn-kính đối với người phụ-nữ VN.
Để chứng-minh điều đó, tôi xin ghi lại
một nhận-xét về người Phụ-nữ
Việt Nam của một ký-giả ngoại-quốc khi
đề-cập đến người phụ-nữ Viêt-nam
trong cuộc chiến vừa qua như sau:
“Họ là
những người có sức chịu đựng trên
mức tưởng tượng của con người. Lòng
thủy chung của họ đáng để cho chúng ta cúi
đầu kính-phục!”
Và để
kết-thúc bài nầy, tôi xin bổ-túc thêm vào phần
nhận-xét của người ký-giả kia với
nhận định riêng của mình : "Người
phụ-nữ Việt Nam trong cuộc chiến Việt-Nam
đã quá cơ-cực, phải nói là muôn
vàn cơ-cực!!!
Sự hy-sinh của họ cho Tổ-quốc
Việt-nam thật là vô bờ-bến."
Ôi
cao-cả thay! Người đàn bà Việt nam trong
thời chiến.!
Hồ Muối, Mùa
Đông năm 2002.
Xuân-Lương.
Ghi-chú: (*)
Người
đi xây dựng cơ-đồ,
Chị
về trồng cỏ nấm mồ thanh-xuân.
Người
đi khoác áo phong-trần,
Chị
về may áo liệm dần nhớ thương.
(Thơ
Nguyễn-Bính)