Vinh Danh

các cựu chiến-binh Hoa-Kỳ trong cuộc-chiến VN.

 

Lời nói đầu:

Sau khi đọc những lời tâm-sự của các cựu chiến-binh Mỹ đã chiến đấu tại Việt-Nam trên tạp-chí ‘’Vietnam Magazine’’; bức-xúc về những nỗi nhục-nhằn hổ-thẹn của họ khi phải đối diện với đồng bào của họ ở trong nưóc lúc bấy giờ: Họ không dám cho ai biết rằng họ vừa từ chiến-trường Việt-Nam về, tôi đã viết nên bài nầy trước là để an-ủi họ, sau là để cho nhân-dân Hoa-Kỳ thấy rằng những thanh-niên đã từng chiến-đấu ở Việt-Nam là vì họ đẵ chiến-đấu cho nhân-dân Mỹ và cho đất nước Hoa-Kỳ. Họ xứng-đáng được nhân-dân Mỹ ghi ơn và họ xứng-đáng được vinh-danh vì đã bảo-vệ danh-dự cho nước Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ.

ĐềLô Cao-cấp.

 

Nếu đem so-sánh đời sống của người dân ở miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 và sau 1975 ta sẽ thấy một sự khác-biệt rất rõ-ràng. Sự khác-biệt đó đã chứng-minh rằng quân-đội Mỹ chiến-đấu ở Việt-Nam là đứng-đắn. Họ xứng-đáng được kính-trọng. Sự chiến-đấu đó đã đem đến sự kính-nể của toàn-thể thế-giới đối với người Mỹ và tổ-quốc của họ; nó cũng đã đem đến cho nhân-dân Mỹ và nước Hiệp-chủng-quốc Hoa-Kỳ niềm hãnh-diện và niềm tự-hào.

 

Trước năm 1975, người dân sống ở miền Nam Việt-Nam được hưởng đãy đủ các quyền tự-do căn-bản của một con người. Họ có quyền phát-biểu những suy-nghĩ của họ một cách tư-do. Các nhà văn có thể dùng ngòi bút để nói lên những ý-nghĩ thầm-kín của họ. Những tình-cảm bắt nguồn từ trái tim của họ dược tự-do tuông-trào ra giấy trắng mà không ai có quyền bắt họ phải viết ngược lại những gì họ muốn viết, không ai có quyền bắt họ phải viết như thế nầy hoặc phải viết như thế nọ. Báo chí có quyền nêu lên những chủ-trương của mình. Họ có quyền chỉ trích những sai lầm của chính-phủ. Người dân có toàn-quyền chọn nơi cư-trú, không ai có quyền bắt buộc họ phải sống ở chỗ nầy hoặc phải ngụ ở chỗ kia. Khi người dân thích, họ muốn đi đâu thì đi, đến đâu thì đến trên đất nước của họ, không phải xin phép ai cả. Các tôn-giáo được tự-do phát-triển, tín-đồ được tự-do hành-lễ theo nghi-thức và tập-quán của tôn-giáo họ; họ tổ-chức như thế nào, ở đâu cũng được miễn là không ra ngoài khuông-viên nơi thờ-tự, và không ảnh-hưởng đến an-ninh trật-tự công-cộng. Khi họ muốn tổ-chức ngoài khuông-viên của nhà thờ hay nhà chùa một cách qui-mô hơn thì họ mới phải xin phép chính quyền đîa-phương. Tùy theo ý thích và khả-năng người dân trong nước muốn hành nghề gì cũng được, không ai có thể bắt buộc họ cả.

 

Nói về vật-chất thì mỗi gia-đình chỉ cần một người đi làm là có thể nuôi sống một vợ và 3 con thoải mái, họ không phải bận tâm nhiều về miếng cơm manh áo. Trong khi người chồng của họ ra ngoài lao-động để kiếm tiền, người đàn bà Việt-Nam lúc bấy giờ chỉ lo cơm nước cho chồng và con của họ; nhờ vậy mà người phụ nữ Việt-Nam có nhiều thì giờ để dạy dổ con cái. Tất cả con em của người dân trong nước không phân-biệt giai cấp, tôn-giáo, thành-kiến; nếu học giỏi đều được đến trường với những quyền-lợi ngang nhau. Trẻ em dưới chế-độ Việt-Nam Cộng-Hòa rất ít hư hỏng. Đến đầu năm 1975 ta thấy ngoài đường xe gắn máy nhiều hơn xe đạp; và cứ 50 nhà thì một nhà có máy truyền-hình. Trong khi đó đảng Cộng-sản tuyên-truyền với nhân-dân miền Bắc rằng: người dân miền Nam rất nghèo vì bị chính-quyền miền Nam bóc-lột và bị đế-quốc Mỹ vơ-vét đến nỗi không có tiền để mua chén ăn cơm! Vì vậy khi cưỡng-chiếm miền Nam, những cán-bộ cộng-sản từ ngoài Bắc vào thường làm quà cho thân-nhân họ tại miền Nam 1 chục chén đá. Trong khi đó người dân miền Nam nghèo nhất cũng đã có chén kiểu để ăn cơm. Các chén đá làm quà của những người cộng-sản miền Bắc đã được chính họ lặng-lẽ ném vào thùng rác.

 

Trên đây chúng tôi muốn nói lên những sự thật về đời sống vật-chất và tinh-thần của người dân miền Nam được hưởng duới chế-độ Cộng-Hòa; để rồi so-sánh với đời sống của họ dưới sự cai-trị cũa những người cộng-sản hiện nay, và cũng để cho nhân-dân trên thế-giới thấy rõ vì sao thanh-niên miền Nam lúc bấy giờ chịu hy-sinh, gian-khổ bất-chấp mọi nguy-hiểm cầm súng ra sa-trường chống lại bọn cộng-sản xâm-lược từ miền Bắc; và để mọi người thấy rằng quân-đội Mỹ chiến-đãu tại Việt-Nam là đứng-đắn và đáng kính-trọng.

 

Sau năm 1975, cộng-sản áp-đặt một chế-độ hà khắc, bất-công đối với người dân miền Nam Việt-Nam, đặc-biệt là đối-xử tàn-bạo, kỳ-thị đối với nhũng gia-đình ngày trước có quan-hệ với chế-độ cũ. Những người đàn ông đã phục-vụ trong chính-quyền cũ hoặc đã cầm súng chống lại chúng vì muốn bảo-vệ sự tự-do và phồn-thịnh cho nhân-dân miền Nam Việt-Nam, đã bị bọn cộng-sản nhốt vào những trại khổ-sai. Họ bị trả thù bằng cách bị bỏ đói, không được ăn uống đầy đủ nhưng phải lao-động rất cực-khổ, nặng-nề; nếu ai yếu sức không làm đủ chỉ-tiêu do chúng đưa  ra thì sẽ bị sĩ-vã, có khi bị đánh đòn!

 

Cộng-sản đối-xử với ngưòi dân bình-thường như thế nào?

 

Theo thống-kê của Liên-hiệp-quốc thì nước Việt-Nam dưới chế-độ Cộng-sản là môt trong những nước nghèo nhất thế-giới; đời sống của người dân Việt-Nam trong chế-độ xã-hội chủ-nghĩa rất thấp, họ là một trong những con người bị bóc-lột nhiều nhất thế-giới; mà người trực-tiếp bóc-lột họ chính là những người đang cai-trị đất nước của họ. Đảng Cộng-sản đã bòn-rút của-cải của nhân-dân sung vào qủy của đảng (ngụy-trang dưới dạng Ngân-hàng Quốc-gia) bằng những sưu cao thuế nặng, đồng thời trả lương cho người công nhân ( công-cụ lao động cho nhà nước) rất thấp, có thể nói rằng đồng lương của công nhân-viên chức của nhà nước Cộng-Hòa Xã-Hội chủ nghĩa Việt-Nam thấp nhất thế-giới. Số tiền kia dùng để làm gì? Ngoài một số rất ít được chi cho những phúc-lợi xã-hội, số còn lại dùng để nuôi cán-bộ đảng viên đảng Cộng-sản và gia-đình của chúng. Chính-sách căn-bản của cộng-sản là nắm chặt bao tử của người dân để cai-trị, cho nên các đảng cộng-sản trên thế-giới không bao muốn cho người dân trong nước họ giàu có hoặc đủ sống. Để thi-hành chính-sách trên, cộng-sản không cho phép người dân được sở-hữu rung đất, tất cả đất-đai đều thuộc về nhà nước, nghĩa là tất cả rung đất trong nước đều thuộc quyền sở-hữu của chính-quyền, người nông-dân chỉ là công cụ sản-xuất cho đảng mà thôi. Hoa-mầu thu-hoạch được đều là tài-sản của đảng, người lao-động chỉ được trả công bằng một đồng lương rất nhỏ-nhoi !!  Họ không có quyền thụ-hưởng những sản-phẩm do họ tạo ra. Nhà nước quản-lý tất cả. Người cộng-sản bắt người dân sưu cao thuế nặng, người dân không được buôn bán (vì xu-thế thời-đại người dân đã được buôn bán nhỏ từ năm 1996) hoặc mở cơ-xưởng sản-xuất, tất cả những gì có thể tạo ra lợi-nhuận đều do nhà nước quản-lý, người dân không được quyền kinh-doanh, họ chỉ là những công-cụ tạo ra của-cải cho nhà nước, và cho các lãnh-tụ đảng mà thôi. Đảng Cộng-sản bắt người dân phải lao-động thật nhiều nhưng trả lương cho họ rất ít. Người lao-động được trả một dồng lương chết đói, không đủ để nuôi sống bản thân thì làm sao họ có thể nuôi những người khác trong gia-đình được?! Ngoài ra để làm cho người dân bị nghèo thêm, đảng Cộng-sản đã cho những cán-bộ được quyền tham-nhũng ( nếu ai đến phi-cảng Đà-Nẳng, Hà-Nội, hay Tân-Sơn-Nhất của Việt-Nam, hoặc có dịp xử-dụng những phương-tiện của nhà nước sẽ thấy rõ đìều đó) Trên đây chúng tôi chỉ đề-cập đến quyền tự do hành-nghề, còn nhiều quyền tự-do khác của người dân cũng bị tước-đoạt như là: quyền tự-do đi lại, tự-do cư-trú, tự-do tín-ngưỡng, tự-do ngôn-luận, tự do học-hành v.. v....

 

Người dân trong nước khi có chuyện cần-kíp muốn đi đâu cũng phải xin phép chính-quyền điạ-phương. Nếu họ bị từ chối thì tuyệt-đối không được rời khỏi xã. Khi người dân cảm thấy nơi họ đang cư-ngụ không phù-hợp với điều-kiện sinh sống của gia-đình họ nữa, họ muốn dời chỗ ở; họ cũng phải xin phép, nếu không được chấp-thuận họ không được dọn đi đâu cả. Nhiều khi chính-quyền còn bắt-buộc người dân phải sống ở nơi nầy và không được sống ở chỗ kia? (Chính-sách Chỉ-định cư-trú) Người cộng-sản theo chủ-thuỳết duy-vật, họ không tin vào Thượng-Ðế, đả-phá tôn-giáo (họ cho rằng tôn-giáo là một loại thuốc an-thần ru ngủ con người, làm mất chí-khí phấn-đấu) Người cộng sản bắt người dân phải tin theo như họ; nếu ai chống lại sẽ bị nhốt tù. Nếu ai cương quyết không bỏ đạo thì họ cho áp-dụng chính-sách đàn-áp, bắt nhốt những lãnh-tụ Tôn-giáo, không cho tín-đồ tư-do hành lễ, tịch-thu cơ-sở vật-chất như: nhà thờ, chùa-chiền, đền miếu v..v..

 

Trong nước không có báo chí tư-nhân. Tất cả những báo phát-hành trong nước đều là của nhà nước. Các chủ biên, chủ-bút phải đăng những tin-tức một chiều có lợi cho đảng và nhà nước. Những tin-tức nào không có lợi cho Chính-phủ hay đụng chạm đến uy-tín của lãnh tụ, hoặc các cán-bộ cao-cấp  tuyệt-đối không được đăng trên mặt báo. Nhiệm-vụ của báo-chí là tuyên-truyền cho nhà nước, và cho đảng Cộng-sản VN. Để cho phù-hợp với chính sách ngu dân của người cộng-sản, báo chí bưng-bít tất cả những sự thật; làm cho người dân đã ngu càng ngu hơn. ( Chính-sách ngu dân). Cũng vì chính-sách ngu dân ấy mà trình-độ dân-trí, kỹ-thuật, kinh-tế v..v..ở những nước cộng-sản cũ đã bị lạc hậu và chậm-tiến hàng chục thâp-kỷ so với các nước có tự-do dân-chủ Những nước cộng-sản ở Đông Âu và Liên-xô sau khi bị sụp đổ đã để lại không biết bao nhiêu là hệ-lụy cho nhân dân và tổ-quốc của họ chỉ vì chính-sách ‘’Ngu dân’’; những hệ-lụy đó mãi đến nay cũng chưa tháo-gở được mặc dù các nước tư-bản đã giúp họ rất nhiều.

 

Tại những nước tự-do dân-chủ, con em của mọi ngưới dân trong nước đều được khuyến-khích và giúp-dở để đi đến trường hầu mở-mang trí-tuệ để sau này giúp nước giúp dân; trái lại ở những nước cộng-sản người dân chỉ được học đến trình-độ biết đọc biết viết để có thể đọc những câu tuyên-truyền của đảng và nhà nước là đủ; nếu có điều-kiện (cha mẹ có tiền đóng hoc-phí), thì cũng chỉ có thể học đến hết cấp 3 mà thôi; theo thống-kê của Liên-Hiệp-Quốc: tỷ-lệ trẻ em hiện tại ở Viêt-Nam bị mù chữ rất cao vì cha mẹ không có tiền đóng học-phí cho chúng; chỉ có con em của cán-bộ mới có thể theo học nhưng cấp cao hơn, nhưng cũng chỉ được theo học một ngành chuyên-môn nào đó, người học-sinh không biết gì hơn ngoài những môn học của họ. Các nhà văn, nhà thơ không ai có quyền viết ra những gì mình muốn viết. Họ phải viết những gì Đảng muốn họ viết; nếu không: các trại cải-tạo sẳn-sàng đón nhận họ.

 

Sự so-sánh đời sống của người dân miền Nam trước và sau năm 1975, đã cho chúng ta thấy sự chiến-đấu của quân dân miền Nam là có chính-nghĩa, và sự tham-chiến của quân đội đồng-minh là chính-đáng; sự tham-gia chiến-trận của quân-đội Hoa-Kỳ là đúng-đắn. Họ đến Việt-Nam để giúp đở một dân tộc đang chiến-đấu chống lại sự xâm-lăng của bọn cộng-sản miền Bắc. Bọn chúng muốn nhuộm đỏ vùng Đông-Nam-Á theo lệnh quan-thầy của chúng. Nước Việt-Nam Cộng-Hòa là một tiền-đồn chống cộng, mà Hoa-Kỳ là một nước lãnh-đạo trong công cuộc chống cộng ấy. Quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa lúc bấy gìờ đang làm nhiệm-vụ ngăn-chận sự bành-trướng của làn sóng đỏ, thì việc Hoa-Kỳ đem quân đến giúp cho Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hòa là lẽ tất-nhiên. Ngoài Hoa-Kỳ còn có những nước dồng-minh khác như Úc, Tân-Tây-Lan, Đại-Hàn, Thái-Lan, Phi-Luật-Tân v..v.. Sự chiến-đấu của những nước ấy trong cuộc-chiến tranh Đông-Dương lần thứ nhì đã nói lên lý do tại sao Mỹ phải gởi quân đến Việt-Nam, và họ đã chiến-đấu không đơn-độc.

 

Đảng Cộng-sản Việt-Nam đã dựng lên cái gọi là ‘’Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam’’ làm công-cụ gây chiến, sau đó chúng xua quân từ miền Bắc vào xâm-lược miền Nam Việt-Nam để thực-thi chính-sách bành-trướng của Cộng-sản Quốc-tế, hầu nhuộm đỏ Đông-Nam-Á với chiến-lược ‘’vết dầu loang’’. Họ đã vi-phạm hiệp-định Geneve một cách trắng-trợn.

 

Trong khi quân-đội miền Nam trang-bị vũ-khí thô-sơ từ thời đệ-nhị thế-chiến, thì khối cộng-sản quốc-tế đẵ ào-ạt viện-trợ cho Việt-cộng những loại vũ-khí tối-tân, đã nói lên lý-do vì sao Hoa-Kỳ phải có mặt tại Việt-Nam. Để làm tròn sứ mạng của một nước đứng đầu thế-giới tự-do, quân đội Mỹ đã chiến-đấu bên cạnh quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và quân-đội của các nước đồng-minh khác để giúp cho nhân-dân miền Nam bảo-vệ nền tự-do dân-chủ của họ. Sự chiến-đấu đó làm cho toàn thế-giới thương-mến và kính-trọng nhân dân Mỹ nhiều hơn. Những thanh-niên Mỹ chiến đấu tại Việt-Nam ngày ấy đã đem đến cho quốc-gia Hoa-Kỳ và nhân-dân Mỹ niềm hãnh-diện, đáng tự-hào. Họ đã làm cho nước Hoa-Kỳ xứng-đáng đúng đầu khối tự-do.

 

Nhưng tiếc thay, vì lý-do chính-trị, báo chí Mỹ thời bấy giờ đã xuyên-tạc cuộc chiến ở Việt-Nam. Họ đã làm hoen-ố danh-dự của những thanh-niên  Mỹ đang đổ máu ngoài sa-trường để nâng cao sự kính-trọng của nhân-dân thế-giới đối với đất nước Hoa-Kỳ và để bảo-vệ niềm tự-hào của nhân-dân Mỹ cùng quốc-gia của họ.Thực sự người lính Mỹ xứng-đáng được vinh-danh và ghi ơn về sự hy-sinh của họ. Những người chống đối chiến-tranh Việt-Nam ngày đó đã phạm phải tội vô ơn đối với những chiến-binh Hoa-Kỳ và họ đã phản-bội đồng-bào, và tổ-quốc của họ. Họ cũng đã phản-bội những người bạn đã cầm súng đánh Cộng-sản cùng với quân-đội Mỹ của họ trong cuc chiến-tranh Việt-Nam.  Sau khi cuộc-chiến chấm dứt được gần 20 năm, chính-phủ Mỹ đã làm bia tưởng-niệm và ghi công những chiến-sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt-Nam; việc làm nầy tuy có muộn nhưng vẫn còn hơn không. Nhà sử-học Eric Bergerud của trường đai-học UC Beerkly đã nói rằng:’’ Những sự đền bù, xoa-dịu, những lời tạ lỗi, những đài tưởng-niệm đều là vô-nghĩa. Không một điều gì có thể bồi-thường xứng-đáng cho những thiệt hại đẵ xảy ra ... Hai mươi năm là quá trể; chỉ có một điều có thể làm là: Hãy cố gắng nói lên sự-thật.  (“No healing, no apologies, no memorials, nothing can possibly compensate for the damage done inflicted... The only thing can possible to do, 20 years too late, is to try, and tell the truth’’; Historian Eric Bergerud, UC Beekly) Ngày nay đã có nhiều ngưòi trong những người phản-bội tổ-quốc và nhân-dân mình trong chiến-cuộc Viêt-Nam đã nhận lỗi; những ngưòi phản-chiến ấy đã có những lời nói cùng những hành-động tỏ thái-độ hối-hận và ăn-năn: chẳng hạn như Do Luce, Addie Adam, cô đào chiếu bóng Jane Fonda v..v.. nhất là Eddie Adam, ông đã được giải thưởng Pulitzer với tấm hình ông chụp tướng Nguyễn-ngọc-Loan xử bắn một tên Việt-cộng. Tấm hình đó đã được ông trưng ra để cổ-vũ cho lập-trường phản-chiến, và phục-vụ cho bọn tư-bản Mỹ khi chúng muốn Hoa-Kỳ rút khỏi Việt-Nam; tấm hình đã tác-động rất nhiều vào tâm-lý của nhân-dân Hoa-Kỳ thời bấy giờ. Công-dân Mỹ đã bị giới truyền-thông lừa gạt làm cho họ chán ghét cuộc chiến-tranh tại Việt-Nam!  Tấm hình ấy lại càng làm cho họ chán-ghét thêm!! Tấm hình đó cũng đã làm cho một vị tướng lãnh thật lòng yêu dân yêu nước của QLVNCH phải thân bại danh-liệt. Những kẻ phản-chiến lúc ấy, giờ đây đã thức-tỉnh và họ tự nhận đã sai lầm khi nhìn rõ sự thật, sau khi nhận biết Cộng-sản như thế nào. Trong ngày tang lễ của tướng Nguyễn-Ngọc-Loan, 30 năm sau ngày tấm hình được chụp, ông Eddie Adam đã phát-biểu :’’Hành-động của tướng Loan đã bị hiểu lầm vì bức hình nầy. Ông là một người anh-hùng mà Hoa-Kỳ phải khóc thương. Tên Việt-cộng bị tướng Loan bắn ngày ấy là một tên đặc-công đã giết nhiều ngưòi trong đó có cả phụ-nữ và trẻ em; tướng Loan đã có lý khi xử bắn nó’’

 

Những lời tạ-tội của Eddie Adam tuy có trể nhưng cũng đã phản-ánh được lý do vì sao quân-đội Mỹ đã chiến-đấu tại VN. Những lời tạ-tội đó và những lời nhìn-nhận rằng họ đã sai-lầm đó cũng đã làm cho họ không lỗi đạo công-bằng và nó cũng làm dịu bớt sự bức-rức trong lòng của những người đã đâm sau lưng ngưòi chiến binh Hoa-Kỳ. Điều đó đã cho chúng ta thấy rằng những cử-chỉ, hành-động và những lời nói phủ-phàng của những kẻ trước kia đã đối xử tệ với các thanh-niên Hoa-Kỳ là vô ơn, là phản-bội.

 

Bây giờ mọi sự thật đã được phơi-bày thì chúng ta cũng không ngần-ngại vinh-danh những người lính-chiến Hoa-Kỳ đã anh-dũng chiến đấu tại Việt-Nam ngày ấy. Họ xứng đáng được gọi là những anh-hùng của dân-tộc Hoa-Kỳ. Họ xứng-đáng đón-nhận sự kính nể của nhân-dân toàn thế-giới.

 

Seattle, Mùa thu 1998.

Đềlô Cao-cấp.